12 nhiệm vụ trọng tâm của VCCI trong năm 2023
Phát huy những kết quả đã đạt được của năm 2022, tại Hội nghị Ban chấp hành (BCH) VCCI lần thứ 5, khóa VII đã đề ra 12 nhiệm vụ trong tâm VCCI sẽ thực hiện trong năm 2023.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Võ Tân Thành cho biết, năm 2022 là năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc VCCI lần thứ VII, nhiệm kỳ 2021 – 2026. Đồng thời, cũng là năm cả nước bắt đầu thích nghi với trạng thái “bình thường mới”.
Phó chủ tịch VCCI Võ Tân Thành cho rằng, trong bối cảnh thuận lợi và thách thức đan xen, VCCI đã có nhiều đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phương thức hoạt động theo hưởng chuyên nghiệp, hiệu quả, tăng tính sáng tạo, đột phá và đã hoàn thành xuất sắc các nội dung công tác năm 2022, tạo được bước chuyển đột phá trong một số nội dung quan trọng.
Thứ nhất, tổ chức thành công Lễ công bố Bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 và các hoạt động hỗ trợ địa phương hậu PCI được lãnh đạo các địa phương hết sức quan tâm, ủng hộ.
Thứ hai, khởi động Chương trình Chỉ số Xanh (Green Index); tổ chức thành công Diễn đàn Doanh nghiệp bền vững Việt Nam 2022 và tôn vinh 100 Doanh nghiệp phát triển bền vững (CSI) 2022, … phù hợp theo xu thể phát triển xanh, góp phần thực hiện mục tiêu COP 26.
Thứ ba, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương triển khai Đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy đội ngũ doanh nhân Việt Nam, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết mới trình Bộ Chính trị thay thế NQ 09.
Thứ tư, khởi động Đề án “Thúc đẩy xây dựng văn hóa kinh doanh Việt Nam” với hoạt động nổi bật là công bố và phát động thực hiện 06 Quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam, tổ chức Hội thảo khoa học về Văn hóa kinh doanh.
Thứ năm, thúc đẩy hoạt động liên kết vùng thông qua sáng kiến “Kết nối kinh tế hành lang cao tốc phía Đông” gồm 04 tỉnh/thành phố Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh; công bố Báo cáo Kinh tế thường niên khu vực ĐBSCL 2022.
Thứ sáu, từng bước đổi mới hoạt động hỗ trợ hội viên VCCI, hỗ trợ doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức thành công Chương trình bình xét và trao tặng Danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” năm 2022 với quy trình, hình thức tổ chức đổi mới toàn diện; xây dựng và triển khai Đề án “Tăng cường hợp tác xây dựng môi trường truyền thông báo chí hỗ trợ doanh nghiệp phát triển”…
Thứ bảy, tổ chức thành công nhiều sự kiện xúc tiến thương mại, đầu tư quan trọng trong nước và quốc tế, tiêu biểu như: Đăng cai, tổ chức thành công Kỳ họp thứ ba của Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC III) tại Quảng Ninh (07/2022), chuỗi hoạt động kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc…
Thứ tám, xây dựng và triển khai hoạt động của 17 Hội đồng Nhóm công tác thuộc BCH VCCI, tăng cường sự tham gia của các Ủy viên BCH đối với hoạt động của VCCI nói riêng và hoạt động hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nói chung.
Thứ chín, đổi mới phương thức hoạt động, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu qua hoạt động của VCCI, cụ thể như: bổ nhiệm mới 02 đồng chí Phó Tổng thư ký; xây dựng mới bộ 03 Quy chế trụ cột của VCCI về lề lối làm việc, công tác cán bộ và tài chính; rà soát chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong toàn hệ thống; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được chủ trọng; duy trì cơ chế tham vẫn hiệu quả của đội ngũ các chuyên gia đầu ngành thông qua hoạt động của Nhóm chuyên gia cao cấp VCCI (Nhóm Think tank ); quản lý, phát triển và khai thác hiệu quả các nguồn lực, tăng cường huy động nguồn lực xã hội hóa.
Thứ mười, công tác lãnh đạo, định hưởng và hoạt động của BCH đảm bảo theo dùng Điều lệ, hoàn thành Chương trình công tác toàn khóa với sự tham gia tích cực hơn của các ủy viên BCH; công tác chỉ đạo, điều hành của Ban Thường trực (BTT) có nhiều chuyển biến tích cực, đảm bảo sự thống nhất về tổ chức, cơ chế quản lý hiệu quả, linh hoạt, đúng định hướng, nhiệm vụ do BCH giao, hoàn thành tốt Kế hoạch công tác năm 2022.
Đánh giá về những kết quả đã đạt được trong năm 2022, Phó Chủ tịch VCCI Võ Tân Thành cho rằng, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng dưới sự lãnh đạo, định hưởng đúng đắn của Ban Chấp hành và hoạt động chỉ đạo, điều hành sát sao, hiệu quả của Ban Thường trực, VCCI đã hoàn thành thắng lợi Chương trình công tác năm 2022, thu được nhiều kết quả nổi bật, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và sự phát triển kinh tế đất nước, VCCI cũng có nhiều đổi mới toàn diện cả về nội dung và phương thức tổ chức hoạt động.
“Công tác điều hành của Ban Thường trực có nhiều đổi mới, đưa hoạt động của cơ quan VCCI vận hành theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng công việc được cải thiện rõ rệt. Công tác khai thác, đa dạng hóa các nguồn lực được chú trọng và đạt kết quả tích cực. Nguồn xã hội hóa (từ doanh nghiệp và các tổ chức khác) chiếm đến 72,8% nguồn thu tự cân đối năm 2022. Thu nhập cán bộ nhân viên được cải thiện, tăng gần 10% so với năm trước. Công tác nội vụ của VCCI đã có nhiều cải tiến quan trọng, đưa hoạt động quản trị nội bộ đi vào nề nếp, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy”, Phó chủ tịch VCCI Võ Tân Thành đánh giá.
Tuy nhiên, ông Thành cũng thẳng thắn nhìn nhận, dù đã có những chuyển biến và đạt được nhiều kết quả nổi bật, song công tác vận hành của Ban Chấp hành VCCI vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Vẫn còn một số ủy viên BCH chưa thực sự chủ động và chưa dành được quỹ thời gian thích đáng cho các hoạt động của VCCI. Hoạt động các Hội đồng Nhóm công tác chưa được triển khai đồng bộ: Một số nhiệm vụ theo Chương trình công tác năm 2022 triển khai chậm tiến độ so với kế hoạch (như Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác hội viên VCCI”, triển khai một số nội dung trong Đề án “Kết nối kinh tế trục cao tốc phía Đông”….); việc tái cấu trúc, nâng cao hiệu quả hoạt động của một số đơn vị vẫn còn chậm.
Theo Phó chủ tịch VCCI Võ Tân Thành, nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế nêu trên là do hoạt động của các doanh nghiệp trong giai đoạn phục hồi kinh tế hậu COVID-19 vẫn còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc triển khai các hoạt động, đặc biệt đối với các nhóm hoạt động sử dụng nguồn tự cân đối; Công tác xây dựng chương trình, kế hoạch còn bị động, nguồn lực chưa bền vững, nhất là tài chính; Bộ máy chuyên trách cơ quan VCCI còn khó khăn về nguồn lực hoạt động, nhân lực còn hạn chế về cả số lượng và chất lượng.
Tại Hội nghị, Phó chủ tịch VCCI Võ Tân Thành cũng nêu 12 nhiệm vụ trong tâm VCCI sẽ thực hiện trong năm 2023 gồm:
Một là, triển khai nghị quyết mới của Bộ Chính trị về xây dựng, phát huy đội ngũ doanh nhân VN trong bối cảnh mới (dự kiến ban hành trong quý 1/2023).
Hai là, triển khai các nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển các vùng kinh tế – xã hội và Tổ chức các hoạt động liên kết kinh tế vùng, tiểu vùng.
Ba là, các chương trình hỗ trợ các địa phương thúc đẩy xúc tiến thương mại, đầu tư và đầu tư quốc tế tại các địa bàn trọng điểm.
Bốn là, tổ chức kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống VCCI.
Năm là, đổi mới công tác hội viên, lấy doanh nghiệp là trung tâm.
Sáu là, triển khai chương trình xây dựng và lan toả đạo đức, văn hóa doanh nhân Việt Nam, trọng tâm hoạt động VCCI; Tổ chức thi sáng tác Bài ca Doanh nhân Việt Nam.
Bảy là, khảo sát, đánh giá Chỉ số PCI, Green Index.
Tám là, tổ chức Diễn đàn Chính sách đầu tư Việt Nam 2003.
Chín là, tổ chức Chương trình “Báo chí cùng doanh nghiệp đồng hành vi Việt Nam hùng cường, thịnh vượng”, kết nối báo chí và doanh nghiệp, truyền cảm hứng, lấy đẹp dẹp xấu.
Mười là, tham gia Tuần lễ cấp cao APEC tại Hoa Kỳ.
Mười một là, hoàn thiện, đẩy mạnh triển khai hoạt động các Hội đồng, Nhóm công tác của BCH VCCI.
Mười hai là, tiếp tục rà soát, kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực cho cán bộ VCCI; khai thác tốt nguồn lực sẵn có và nguồn lực xã hội hóa để duy trì hoạt động của cơ quan và hoàn thành kế hoạch công tác năm 2023.