[Kom Tum] Phấn đấu thành cực phát triển quan trọng của Tây Nguyên

Nằm ở cực Bắc Tây Nguyên, tỉnh ta đã và đang phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để thực hiện tốt Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị, đưa tỉnh nhà phát triển nhanh, bền vững.

Xây dựng mục tiêu phù hợp với điều kiện thực tế

Để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 23-NQ/TW, Tỉnh ủy Kon Tum xác định phải bám sát nội dung Nghị quyết số 23-NQ/TW, Nghị quyết số 152/NQ-CP, ngày 15/11/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan, tình hình phát triển vùng Tây Nguyên và điều kiện thực tế của tỉnh.

Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị để triển khai thực hiện. Từ đó, phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục triệt để những hạn chế, yếu kém, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, đưa tỉnh Kon Tum phát triển nhanh và bền vững.

Quyết tâm đưa tỉnh Kon Tum thành vùng dược liệu trọng điểm quốc gia và trở thành trung tâm sản xuất dược liệu lớn của cả nước. Ảnh: S.N

Tỉnh Kon Tum xác định mục tiêu phát triển đa ngành nghề, đa lĩnh vực: Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, đô thị và nông thôn. Trong đó, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp; tăng cường thu hút công nghiệp chế biến; phát huy tiềm năng, lợi thế về du lịch; đẩy mạnh phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới; lấy đầu tư nâng cấp, mở rộng kết cấu hạ tầng giao thông làm động lực để đẩy nhanh kết nối với các trung tâm kinh tế lớn, tăng cường liên kết vùng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; tăng cường hội nhập và phát triển; bảo vệ môi trường, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 – 2025 đạt trên 10%/năm; giai đoạn 2026 – 2030 đạt trên 9,5%/năm. Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người đạt trên 110 triệu đồng; thu ngân sách nhà nước đạt trên 7.800 tỷ đồng; tỷ lệ đô thị hoá đạt khoảng 50-52%; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới khoảng 90%, trong đó tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao khoảng 30%; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3-4%/năm.

Tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Kon Tum trở thành cực phát triển quan trọng của vùng Tây Nguyên và hành lang kinh tế Đông-Tây với các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, là điểm kết nối quan trọng trong ngã tư kinh tế Bắc-Nam, Đông-Tây.

Hướng đến một Kon Tum phát triển nhanh, bền vững

Để thực hiện thành công các mục tiêu đề ra, tỉnh Kon Tum đã xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như: Chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt; phát triển kinh tế nhanh và bền vững; phát triển văn hoá-xã hội và nguồn nhân lực, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng; tham gia hoàn thiện, triển khai thực hiện có hiệu quả các thể chế, chính sách liên kết vùng; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Tỉnh Kon Tum xây dựng chương trình quản lý, sử dụng và phát triển bền vững ngành dược liệu. Ảnh: S.N

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn cho biết, xác định thế mạnh về cây dược liệu trên địa bàn, tỉnh Kon Tum xây dựng chương trình quản lý, sử dụng và phát triển bền vững ngành dược liệu trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế đặc thù; hình thành các vùng trồng dược liệu tập trung, gắn với bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn dược liệu tự nhiên. Quyết tâm đưa tỉnh Kon Tum thành vùng dược liệu trọng điểm quốc gia và trở thành trung tâm sản xuất dược liệu lớn của cả nước; chú trọng phát triển sản phẩm đặc hữu sâm Ngọc Linh Kon Tum gắn với đẩy mạnh quảng bá và bảo vệ thương hiệu sản phẩm. Phấn đấu đến năm 2030 sản xuất dược liệu đóng góp khoảng 10% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh.

Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa chuyên canh, tập trung, quy mô lớn với các mô hình công nghệ cao, sinh thái, hữu cơ, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ dựa trên lợi thế của từng địa phương.

Phát triển ngành lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế-kỹ thuật hiện đại, thân thiện môi trường, tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ đa dạng, giá trị gia tăng cao, đóng góp ngày càng cao vào GRDP của tỉnh.

Phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm. Trong đó, phấn đấu đưa Khu du lịch Măng Đen, huyện Kon Plông thành khu du lịch tầm cỡ quốc gia, phát triển du lịch Cột mốc ba biên tại Cửa khẩu quốc tế Bờ Y gắn với khu vực tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”, tạo chuyển biến rõ nét, thực chất. Nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ cơ bản cho người nghèo, vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

Tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nội vùng, ưu tiên cho 2 vùng kinh tế động lực là huyện Kon Plông và thành phố Kon Tum, bảo đảm đồng bộ, kết nối thuận lợi với các tỉnh khác trong khu vực. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết, đề xuất Trung ương sớm đầu tư các tuyến cao tốc quan trọng của tỉnh để tăng cường tính kết nối với các tỉnh, vùng lân cận.

Tập trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc, đồng bộ, toàn diện. Tăng cường quan hệ đối ngoại, hợp tác với các tỉnh trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam-Lào

Theo Báo Kom Tum